Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Ẩm Thực New Zealand

New Zealand được thế giới biết đến bởi những sản phẩm có hương vị tuyệt vời và tinh khiết như thịt mềm, bơ sữa, hải sản đặc sắc, rau quả chín mọng, rượu hảo hạng và các loại đặc sản như muối biển tự nhiên, sô-cô-la, xốt chutney, các loại nước chấm.

Với hải sản tươi sống, mật ong bổ dưỡng và nước trái kiwi thơm ngon cùng cách thức chế biến đơn giản, 3 món ăn và thức uống đặc trưng của Newzland dưới đây không chỉ mang đến sự ngon miệng, tươi mát mà còn rất bổ dưỡng cho gia đình bạn.

Bánh xếp việt quất với phô-mai Mascarpone và mật ong Newzealand


Nguyên liệu:

150g bột mì, 2 thìa súp đường kính (30mg), 1 thìa cà phê bột sô đa, một ít muối, 150g việt quất tươi New Zealand (blueberry), 268ml kem sữa béo (buttermilk), 2 thìa súp nước, 1 quả trứng gà lớn, 2 thìa súp bơ nóng chảy, dầu ăn.

Kem sữa trang trí: Một miếng to phô-mai Mascarpone (hoặc có thể thay thế bằng kem tươi, 2 thìa súp mật ong New Zealand.

Thực hiện:

Rắc bột mì vào tô lớn cùng với đường, bột sô đa, và một ít muối. Cho 100g việt quất vào đảo đều.

Trộn kem bơ sữa, sữa, trứng và bơ nóng chảy trong một tô khác. Cho hỗn hợp này vào tô bột trên, quật đều đến khi sánh đặc. Đun nóng dầu, để lửa vừa, khi dầu sủi bọt cho 2 thìa súp hỗn hợp bột vào (mỗi bánh xếp thành 2 thìa súp bột). Chiên đến khi mặt bánh cứng lại, lật mặt, để thêm 30 giây đến khi ngả sang màu nâu.

Chiên tiếp bánh cho hết phần bột, những bánh đã chiên xong để trong lò nướng để giữ nóng. Xếp ra mỗi đĩa 3 lớp bánh chồng lên nhau cùng với các trái việt quất tươi. Đặt một mẩu phô-mai Mascarpone trên đỉnh, rưới mật ong Manuka New Zealand lên.

Sinh tố nhiệt đới

new2.jpg

Nguyên liệu:

2 trái kiwi Zespri Green, 3 lá bạc hà, 1/2 quả chuối chín, 1/2 cốc dưa hoàng kim cắt khoanh, 1/2 cốc nước cốt dừa, 1/3 cốc yauort tự nhiên không béo, 1/2 cốc nước ép táo.

Thực hiện:

Kiwi gọt vỏ, cắt đôi. Chuối chín bóc vỏ. Cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, thêm nước ép táo để chỉnh khẩu vị

Trút ra ly, trang trí với ống hút và lá bạc hà.

Sandwich cá hồi biển New Zealand với xốt tartar đặt trên măng tây tưới dầu hẹ

new3.jpg

Nguyên liệu:

450g cá hồi phi lê muối, 230g cá hồi tươi thái mỏng, 2 trứng gà luộc chín và tách riêng lòng đỏ lòng trắng, 2 trái dưa leo ngâm nhỏ, 1 thìa súp hẹ cắt nhuyễn, 1 thìa cà phê mù tạc Dijon, 1 thìa súp hạt kép (caper), 1 củ hành thái nhỏ, 1 thìa cà phê kem cải ngựa (horseradish), 4 thìa súp kem crème fraiche, 2 thìa cà phê trứng cá hồi muối, 12 ngọn măng tây xanh, 4 thìa súp dầu hẹ.

Thực hiện:

Cắt cá hồi thành khoanh hình chữ nhật, sau đó cắt lát ngang ra thành từng 3 lát một.

Băm nhuyễn dưa chuột, hẹ, hạt kép, hành, trứng và cá hồi.

Trộn hỗn hợp vừa băm với mù tạc, 1/2 kem crème fraiche và kem cải ngựa. Cho hỗn hợp này vào giữa các lát cá hồi, ép nhẹ, để 4 giờ. Sau đó cắt thành 4 khoanh

Nhúng tái măng tây, cắt thành 2 đoạn bằng nhau. Đặt các khoanh cá hồi đã cắt lên lớp măng tây xếp trên đĩa. Trang trí với hỗn hợp kem crème fraiche trộn với kem cải ngựa.

Đặt lên đỉnh một ít trứng cá hồi, rưới dầu hẹ lên.

Ẩm Thực Mexico

Bánh burrito của Mễ (Mexico) làm người ta liên tưởng đến cuốn bánh tráng bằng cẳng tay của ngườ i dân xứ Bình Định, tuy rằng nội dung cuốn bên trong mỗi nơi mỗi khác. Burrito giờ đây đã hấp dẫn một số người Việt Nam bởi hương vị là lạ, beo béo, chua chua của nó.

Trong cái cuốn burrito ấy, trừ phần nhân chính là thay đổi từ đầu, gà các kiểu đến bò các kiểu, còn phần nhân phụ thường theo một công thức nhất định. Công thức ở California Burrito là bơ cheddar, cải, xốt trái lê xứ Mễ và xốt salsa Tây Ban Nha, cơm. Riêng cuốn bánh grilled steak thì bánh cuốn được nướng giòn.

Món Mễ ở đây còn thấy nổi lên "mâm" tacos. Nó giống như một mâm cỗ nhỏ gồm nào thịt/tôm xay hoặc nướng, một nhúm cơm, một nhúm xốt lê, một nhúm xốt salsa, một chút cà chua xắt hột lựu, bắp cải, ô liu xắt nhuyễn, phết bơ lên miếng thịt/tôm, như món tôm flautas chẳng hạn. Nó không giống món ăn Việt khi tất cả gia vị hợp nhất vào món ăn như một hợp âm chồng những nốt nhạc lên nhau phát ra cùng một lúc, nó như nhiều nốt nhạc lần lượt diễn ra trong thời gian cực ngắn.





Nhưng nói chung, với người nghiện nước mắm và không ưa béo, thì món ăn Mễ chỉ là một phiêu lưu lạ lẫm cho biết, rồi thôi, thật khó mà bị níu giữ. Nhưng nói bảo thủ vậy thôi, chớ thường ngày mấy cái California Burrito vẫn đông khách, khách Việt Nam cũng nhiều dần lên.





Không gian của những cửa hàng bánh cuốn này cũng giống như một quán xép gồm có chỗ ngồi cho hai người, ba người, bốn người và bên cạnh là cái hàng quán đồng thời là nhà bếp với màu sắc rực rỡ rất mực Mexico.

Văn Hóa Ẩm Thực Italia

Bữa sáng cho công việc hầu như không được biết đến. Trừ những ngoại lệ hiếm hoi ở các thành phố lớn . Bữa sáng ở các quán ăn (quán cà phê) được phục vụ từ 7h30 đến 10h sáng. Theo đặc trưng, bữa sáng bao gồm một bánh mỳ nướng dạng ổ giống như bánh mỳ hình lưỡi liềm của Pháp.


Bánh có thể ăn không (liscia), kẹp mứt (con marmalata) hay bánh trứng sữa (con crema). Thường thì vào buổi sáng cà phê được phục vụ trong các quán cappuccino (cà phê sữa đánh sủi bọt). Cà phê tiêu chuẩn là cà phê pha bằng phin, đen và nặng. Ở miền Nam, bữa sáng thường bắt đầu sớm hơn và có thể thiết yếu hơn.

Sự hiếu khách đóng vai trò tối quan trọng trong tập tục làm việc của người Ý, và thường bao gồm việc ăn tối tại nhà hàng. Cho dù bạn cảm thấy gì đi nữa, việc từ chối bất kỳ lời mời nào cũng sẽ bị hiểu như là một sự xúc phạm.

Bữa tối cho công việc chỉ bao gồm một nhóm nhỏ, đặc biệt. Nếu bạn là chủ, hãy tham vấn người liên hệ người Ý của bạn trước khi mời thêm người. Bởi lẽ bạn không có cách nào biết hết được cá tính “bên trong” cũng như cấp bậc của tất cả mọi người, đừng ngại yêu cầu giúp đỡ.

Tuỳ thuộc vào việc quan hệ của bạn với đối tác của bạn phát triển tốt đẹp đến đâu mà các quyết định công việc thường không được đưa ra trong khi ăn. Hãy làm theo những gì người bạn ý ăn cùng bạn làm và đợi họ bắt đầu những thảo luận về công việc. Nên biết rằng các nghi thức của bữa tối rất được coi trọng ở Ý. Nếu bạn cảm thấy mình đã làm buồn lòng người chủ dưới bất kỳ hình thức nào - hãy nói văn hoá của Ý khác văn hoá của nước bạn như thế nào và để họ hiểu là bạn không cố ý. Người Ý biết họ có rất nhiều nghi thức trong mọi việc và họ chịu được những lỗi do vô ý. Tuy nhiên, họ có thể sẽ tế nhị nếu cảm thấy có sự bình phẩm (cho dù không cố tình thế nào đi chăng nữa).

Bữa trưa vẫn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ở nhiều nơi và thường được phục vụ sau 12h30 trưa, và đôi khi kéo dài hàng giờ. Cho dù là ở nhà hay ở nhà hàng, bữa trưa là bữa ăn khá tỉ mỉ với nhiều món ăn. Tuy nhiên, theo đặc trưng, bữa trưa bao gồm một món khai vị nhẹ, sau đó là món súp, mỳ ống hoặc cơm, rồi thịt hoặc cá với rau hoặc sa lát. Bữa ăn kết thúc với món tráng miệng hoặc pho mát với hoa quả, và, tất nhiên, cà phê pha bằng phin.

Rượu và nước được phục vụ suốt bữa trưa cùng với bánh mỳ. Thỉnh thoảng, dầu ô lưu được dùng để thay thế cho bơ. Nên tránh dùng bánh mỳ để quét dầu ô lưu hay nước sốt trên đĩa của bạn. Người ý cho rằng rượu nên được nhâm nhi từ từ; hơn thế, họ tự hào là không bị ảnh hưởng bởi rượu. Uống quá nhiều một lúc hay tỏ ra bị say rượu đều bị coi là vụng về và làm hỏng nghi thức làm việc của Ý.

Người Ý cũng có thể cảm thấy bị tự ái nếu bạn dùng tay hoặc ngón tay để ra hiệu cho họ. Nếu cần gọi người phục vụ, bạn hãy hiệu bằng cách chìa các ngón tay xuống hoặc đơn giản là dùng mắt để ra hiệu. Đừng nhai kẹo cao su trong nhà hàng hay trên đường phố. Các khu vực dành cho người không hút thuốc vẫn còn rất hiếm và các biển cấm hút thuốc vẫn thường bị người hút thuốc lờ đi. Nếu bạn được mời ra ngoài, bạn có thể đề nghị trả tiền. Tuy nhiên, theo nghi thức làm việc của người ý, người chủ sẽ từ chối đề nghị này. Như thông lệ bình thường, nên nài nỉ trả tiền nếu bạn là người mời.

Nếu bạn chủ trì một bữa ăn ở nhà hàng và thanh toán hoá đơn, tốt hơn là trả tiền trước bữa ăn. Nguyên tắc này là rất nên tuân theo nếu bạn là phụ nữ bởi sau đó khách có thể sẽ từ chối để cho bạn trả tiền. Khi vào nhà hàng và đi taxi, tiền boa khoảng 10% là đủ. Ngay cả khi tiền boa đã được tính vào hoá đơn, bạn vẫn nên bỏ ra đến khoảng 5% để boa thêm. Bởi lẽ người phục vụ luôn mong đợi tiền boa, bất kỳ khi nào bạn thắc mắc, hãy hỏi xem tiền boa đã được tính vào hoá đơn hay chưa. Cà phê được dùng suốt cả ngày. Thời gian nghỉ để uống cà phê ở giữa các cuộc họp thường được dùng để tái lập lại các quan hệ cá nhân, đặc biệt khi cuộc họp là một cuộc họp căng thẳng. Ngay cả khi bạn không uống được cà phê, hãy tận dụng tối đa thời gian này.

Các quán cà phê (gọi là “bar”) có thể thấy ở khắp mọi nơi: đó là nơi để đến ăn sáng, uống cà phê, ăn bánh mỳ cuộn có nhân cho bữa trưa, uống rượu nhẹ vào buổi tối, và thậm chí chỉ là để ăn một que kem. Đó là điểm đến thường xuyên cho các hoạt động xã hội, thường mở cửa vào tất cả các giờ trong ngày. Những nơi này theo truyền thống có cả chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời, và thường được xếp sát vào nhau.

Khi bạn vào quán cà phê, hãy tự tìm chỗ ngồi. Một khi yêu cầu hoá đơn, hãy chuẩn bị tiền để trả, bởi theo đặc trưng, người phục vụ sẽ đợi ở bàn của bạn cho đến khi bạn trả tiền. Bữa tối thường được phục vụ muộn. Ví dụ, 8h đến 9h tối thường lệ là giờ bắt đầu bữa tối ở miền Bắc, 9h tối ở Rome, 10h tối ở Naples. ở các thành phố chính, bữa tối có thể kéo dài đến quá nửa đêm nếu nó thay bữa trưa làm bữa ăn chính trong ngày. Bạn có thể thấy tất cả mọi ni trừ các nhà hàng cho “khách du lịch” đều đóng cửa trước 8h30 đến 9h tối. Nếu bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày, bữa ăn tối với gia đình ở nhà sẽ là ăn nhẹ. Trong trường hợp này, bữa ăn thường chỉ đơn giản với mỳ ống hay súp và rút lại với sa lát, tiếp theo là hoa quả theo mùa.

Được mời đến ăn tối tại nhà là một vinh dự hiếm có, vì thế hãy nhận lấy cơ hội này để củng cố quan hệ công việc. Các bữa tiệc buổi tối thường kết thúc vào khoảng nửa đêm hoặc kéo dài đến đầu giờ sáng hôm sau. Khi được mời đến nhà riêng, nên hạn chế việc đi lang thang từ phòng này đến phòng khác. Các bữa tiệc buổi tối hoặc bữa ăn trưa lớn thường bắt đầu bằng món rượu nhẹ như rượu cinzano, vecmut, hay campari. Thứ đồ uống phổ biến sau bữa tối là grappa, thứ rượu brandi làm từ vỏ và rễ nho; một thứ đồ uống khác là sambuca, một thứ đồ uống có mùi vị thơm. Các loại rượu đặc trưng thường được dùng trong bữa tối và được lựa chọn cẩn thận để bổ sung cho các món ăn. Lại một lần nữa phải nhắc lại, khi rượu được dùng trong bữa ăn, nó nhằm làm cho hương vị các món ăn thêm đậm đà chứ không phải để uống cho say.

Rượu trắng (bianco) theo đặc trưng được dùng với các món khai vị hoặc cá, trong khi rượu đỏ (rosa) thường đi cùng với các món khai vị và thịt. Rượu ngọt hơn sẽ được dùng với đồ tráng miệng. Câu nói để nâng cốc phổ biến nhất là “salute” (chúc sức khoẻ ông) hoặc dân dã hơn là “cin-cin”. Vị trí vinh dự nhất là giữa các bên bàn, người quan trọng nhất sẽ ngồi ngay bên phải chủ. Nếu hai vợ chồng cùng chủ trì một bữa tiệc thì một người sẽ ngồi ở đầu bàn này còn người kia ngồi ở đầu bàn bên kia. Thỉnh thoảng, tại các bữa tiệc ăn tối, các cặp có thể bị chia cắt và xếp ngồi cạnh người mà họ không biết trước. Mục đích của sự sắp xếp này là giới thiệu những người lạ với nhau và tạo các cuộc hội thoại.

Người Ý không đổi tay khi cần dao và dĩa như người Mỹ. Khi dùng cả hai, dao vẫn được cầm ở tay phải, và dĩa vẫn được cầm ở tay trái. Có thừa rất nhiều đồ dao dĩa. Nếu bạn không chắc dùng cái nào, cách tốt nhất là bắt đầu từ cái ngoài cùng và dùng dần vào theo từng món ăn. Đưa đĩa ra ở phía bên trái bạn. Việc rời bữa ăn để vào nhà tắm hay vì bất kỳ một mục đích nào khác đều bị coi là cử chỉ xấu. Món ăn ý rất đa dạng bao gồm cảm thập cẩm (món ăn với cơm là món chính), mỳ sợi và mỳ ống, bánh piza, gnocchis, súp và thịt hầm. Đồ ăn biển và cá rất phong phú khắp nước ý nhờ có đường bờ biển dài. Rau và hoa quả rất ấn tượng đặc biệt là ở miền Nam. Hãy cẩn thận với việc cho thêm muối, hạt tiêu hay nước sốt cà chua bởi việc này có thể khiến người chủ cho là món ăn bị nấu nhạt hay nếu không thì cũng thiếu gia vị.

Thay vì việc cắt rau diếp vào sa lát, bạn nên cuộn chúng lại thành cuộn để có thể dùng dĩa để ăn. Nếu ăn mỳ ống, đừng dùng thìa để trợ giúp trong việc ăn món này. Thay vào đó, hãy thận trọng dùng dĩa và thành bát hoặc đĩa để xoắn lại thành búi có thể gắp được. Sau đó cho cả dĩa đầy mỳ vào miệng một lúc; nhai tóp tép món ăn bị coi là cử chỉ xấu. Nếu có nước thịt luộc hoặc nước sốt bạn có thể dùng bánh mỳ để nhúng ăn. Tuy nhiên, đừng đến nỗi phải dùng bánh mỳ để vét xung quanh đĩa. Khi bữa ăn kết thúc giao và dĩa được để song song với nhau ngang thành bên phải của đĩa. Nếu bạn để cả hai đồ dùng này xuống đĩa lâu hơn bình thường một chút, đó là biểu hiện của việc bạn đã ăn xong và đĩa của bạn sẽ bị mang đi.

Khi không ăn vẫn phải để tay trên bàn

Khẩu phần ăn thường ít, nhưng có nhiều món hơn

Bạn luôn được chào đón khi dùng thêm đồ uống

Bạn không nên ăn hết tất cả mọi thứ trên đĩa, nhưng ăn hết mức có thể. Nếu bạn không muốn ăn thêm thức ăn, bạn có thể sẽ phải nài nỉ vài lần trước khi người chủ tin bạn

Một tách cà phê phin đen đặc theo truyền thống được dùng để kết thúc bữa ăn. Đồ uống này nên được uống nhanh bởi nó có thể nhanh chóng bị nguội và trở nên không ngon

Nếu bạn muốn uống cà phê không có chất caffeine, hãy dùng loại có dòng chữ “hag”, có nghĩa là không có caffeine.

Nét Lạ Trong Ẩm Thực Ấn Độ

Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Có lẽ xuất phát từ cách ăn này mà đưa đến sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn.

Với người Ấn, gia vị được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra một món ăn ngon. Chúng có tác dụng làm sánh đặc thức ăn ở dạng bột thường được làm từ ngũ cốc như bắp, lúa mạch, đậu. Loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng của người Ấn và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri. Thường ở các dạng tươi, sấy khô hay được xay nhuyễn thành dạng bột. Bên cạnh còn có nhiều loại gia vị ở dạng nước cũng có tác dụng tạo mùi thơm; chúng được chiết xuất từ các loại thảo mộc như nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn, đinh hương. Ngoài ra còn phải kế đến các loại gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài… để tạo ra các vị chua, cay, béo. Trước khi dùng để nêm vào thức ăn, gia vị luôn được rang cho khô, như thế thì hương thơm mới đậm đà, lâu tan.
Trong cách chế biến món ăn của người Ấn, ngoài việc chịu ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận, thì vấn đề tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Người Hồi giáo kiêng khem thịt heo trong khi người Ấn giáo lại không dùng thịt bò, do đó thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản.

Cũng giống như các quốc gia châu Á khác, cơm vẫn là món chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy nhiên hoàn toàn khác với cách nấu cơm của người Việt. Người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ trước, sau đó mới cho nước vào nấu, khi cơm gần chín còn cho nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt cumin, quế… Bên cạnh món cơm chiên thông thường còn có cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ.


Người Ấn dùng món càri trong mỗi bữa cơm thường ngày với rất nhiều khẩu vị khác nhau: càri trứng, hải sản, thịt băm càri, chả viên càri, càri gà, càri bắp cải khô, càri rau củ… và thường là được nấu ở dạng khô. Món càri kiểu Ấn thơm ngon luôn có sự góp mặt của nhiều loại gia vị như: dầu, bơ, quế, đinh hương, nguyệt quế, thảo quả.

Các món thịt cũng được chế biến hết sức độc đáo. Theo phong tục của người Ấn, trong các buổi tiệc cưới hỏi, lễ lạc quan trọng không thể thiếu món cừu nấu với hạnh nhân, món thịt cừu nướng cũng được xem là món ngon nhưng có cách chế biến khá lạ. Thịt cừu được đặt trong nồi đất, nấu trên bếp than hay bếp củi, bên trên nắp phải đặt than hồng. Theo họ, như thế thịt cừu vừa thơm vừa giữ được vị ngọt nguyên thủy.

Nước sữa và nghệ tây là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Ấn Độ. Được chế biến từ hạnh nhân, hạt pít-tat, sữa, thảo quả, nghệ tây, cho thêm chút rượu. Thường được dùng như một thức uống giải khát thường thấy trong các lễ hội hoa đăng, lễ hội mùa xuân .

Somen - Mì Truyền Thống Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, món mì Somen là một loại mì khá phổ biến, được dùng trong chế biến nhiều món khác nhau trong bữa ăn của người Nhật. Đây là một loại mì có truyền thống lâu đời, và được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sản xuất mì đã trở thành cả một nghệ thuật ở Nhật Bản. Ngay tại thị trấn Sakurai, có m ột nhà máy sản xuất mì Somen trong suốt 290 năm qua. Somen đươc làm từ bột mì và nước muối, và sợi mì mỏng có đường kính vào khoảng 1,3 mm.
Yamamoto Taharu, chủ của hàng cửa hàng của nhà máy này cho biết: "Mì Somen có xuất xứ từ Trung Quốc, được đưa vào Nhật khoảng 1200 năm trước. Có nhiều loại mì khác nhau, ví như mì Udon chẳng hạn, loại này được cắt ra. Hay mì spaghetti của Ý, cái này cần phải tạo khuôn nhưng Somen thì mỏng hơn và dài hơn nhiều”.
Quá trình làm mỏng và kéo dài các sợi mì Somen phải trải qua tới 30 bước khác nhau, kéo dài trong 36 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, từng ấy thời gian cũng vẫn chưa đủ. Mì sau khi được sản xuất còn phải chuyển tới khi, giữ trong đó 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn.
Cách đây 30 năm, người ta vẫn làm Somen bằng tay, nhưng giờ các quy trình cũng được máy móc hóa phần nào.
Chủ nhà máy cho biết, giá của mì Somen có đắt hơn các loại mỳ khác ở Nhật, do phải tốn nhiều thời gian làm ra loại mì này, thế nhưng sắp tới giá mì Somen còn tăng nữa. Từ đầu tháng 4 Chính phủ Nhật đã tăng giá bột mỳ. Và chủ nhà máy phải nhập hàng với giá tăng 30% so với trước đây.

Nét Tinh Tế Của Ẩm Thực Nhật Bản

Nghệ thuật ẩm thực xứ anh đào là sự hoà trộn khéo léo và tinh tế của màu sắc, hương vị cũng như t ôn giáo truyền thống. Đến với đất nước xinh đẹp này, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tận hưởng những món ăn đặc sắc thú vị.

Người Nhật rất coi trọng các món ăn truyền thống, trong đó có cơm, cá và rong biể n. Hầu như người dân nơi này không thích thịt. Dưới bàn tay sáng tạo của các đầu bếp, món ăn Nhật là sự kết hợp tinh tế của mùi vị, của màu sắc.

Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ rất thích bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh. Cơm là loại lương thực chiếm ưu thế trong mọi bữa ăn của người dân Nhật, bên cạnh đó, rất nhiều loại mì cũng được yêu thích, như mì Udon hay Soba. Một bữa tối thường thấy ở một gia đình Nhật luôn gồm có một bát cơm, kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp. Rong biển sấy có thể được dùng để cuộn cơm hoặc dùng để ăn không. Đậu phụ làm từ đậu nành, có thể được dùng ở một trong rất nhiều dạng của món này như lạnh, nóng, trong súp, ăn không, sấy khô hoặc có thể dùng như món tráng miệng.

Trong những dịp đặc biệt, người Nhật thường ăn sushi, là sự kết hợp của cá sống và cơm, hay sashimi, món cá sống không kèm cơm, teppan, món cá được luộc trong xì dầu, hay món lươn.

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, không thể không nói tới rượu sake. Được làm từ gạo, sake là một thức uống nổi tiếng bởi độ cồn cao. Khi uống sake, mọi người luôn phải rót sake cho người khác, không bao giờ được tự rót cho mình, nhưng nếu dốc cạn chai thì chỉ được rót vào chén riêng của mình.

Ẩm Thực Hy Lạp

Các món được ưa chuộng

Người Hy Lạp có nhiều món khai vị ngon lành được dọn lên trước khi vào món chính. Món khai vị nổi tiếng nhất trong số đó là taramasalata, một món dầm làm từ trứng cá. Một món khác, tzaiziki, làm từ dưa chuột và tỏi trộn với sữa chua. Các món ngon lành này ăn với bánh mì hoặc rau.
Vài món súp được biết tới nhiều như avgolémono (một món nấu từ nước luộc gà với gạo, trứng và chanh) và psarósoupa(món canh cá).
Trong số các món thịt nổi tiếng có souvláki (thịt cừu nướng nguyên con) và keftédes (thịt viên). Mousaká là bánh nhân thịt băm, lá húng và pho mát. Dolmádes là món lá nho bọc thịt bắm và gạo, còn styphasdo là món thịt hầm.
Các món hải sản như tôm panda, tôm, tôm hùm, bạch tuộc và mực ống htường đựơc ăn với chanh và nước xốt dầu ô liu. Cá thường được nướng hoặc làm chả.

Các bữa ăn

Bữa sáng, hay proceno là bữa ăn nhẹ thường vào lúc 7 giờ. Nhiều người chỉ uống cà phê Hy Lạp, loại cà phê đặc quẹo pha thêm chút đường. Đôi khi người ta uống cà phê cùng với một lát bánh mì phết bơ, mật ong hoặc mứt.
Bữa trưa, yevma, là bữa hcính, và mọi người ăn tại nhà vào khoảng từ hai đến ba giờ chiều. Bữa này gồm món khai vị, thịt hoặc cá, xà lách, sữa chua với mật ong và trái cây tráng miệng. Rượu vang, bia và nước khoáng cũng thường được uống vào bữa trưa. Cà phê theo tập quán được uống sau khi ăn xong. Ở nông htôn, bữa trưa được ăn vào giờ nghỉ trưa, khi các trường học và công sở đóng cửa.
Bữa tối theo kiểu Hy Lạp là deipnon. Người ta ăn bữa tối khá muộn, khoảng 10 giờ đêm. Nhưng phần lớn mọi người đều lót dạ bữa xế hay mezedakia vào lúc chiều muộn. Nhiều loại đồ ăn như ô liu, pho mát, bánh mì mới nướng, một ít thịt cừu hoặc cá nướng được dọn ra như để khai vị cho bữa tối sau đó, vì vậy không ai bị quá đói cả.
Các bữa tối ở gia đình có thể có các món như bữa trưa nhưng bánh ngọt thường được dọn ra sau trái cây.
Người Hy Lạp thường ra ngoài ăn tối tại các tavérna địa phương. Có nhiều món cho họ lựa chọn và khách ăn có thể vào tận nhà bếp để quan sát việc nấu nướng.

Phép tắc ăn uống và tiếp đãi bạn bè

Bởi vì lòng hiếu khách được coi là đặc trưng căn bản của văn hóa Hy Lạp và là sự mở rộng một cách tự nhiên tính cách người Hy Lạp, nên không có những quy định cứng nhắc trong phép tắc ăn uống. Nhưng cũng như bất kỳ nền văn hóa nào khác, có một số yêu cầu về phép xã giao cần tuân theo.
- Khách có đến muộn vài phút là chuyện hoàn toàn bình thường
- Tại bàn ăn, người khách đàn ông danh dự ngồi bên phải bà chủ, trong khi người phụ nữ dang dự ngồi bên phải ông chủ.
- Người cao tuổi nhất được phục vụ trước tiên
- Bánh mì được để thẳng lên bàn ăn, không có đĩa đựng bánh mì và bơ.
- Không được thu tay trong lòng, cổ tay phải để trên bàn.
- Nếu ăn uống cùng bạn bè thân mật, thì có thể chống khủyu tay trên mặt bàn.
- Khách phải ăn uống cho thật tình để chủ nhà khỏi phật lòng.
- Bạn thân hay họ hàng lấy đồ ăn từ dĩa của nhau là chuyện hoàn toàn bình thường nếu trong bữa ăn không có người lạ.
Một trong những điều quan trọng mà thực khách nên làm khi đến chơi nhà là khen ngợi lòng hiếu khách và tài nấu nướng của ông bà chủ. Người Hy Lạp thường bỏ ra rất nhiều công sức để chuẩn bị tiếp khách, nên họ sẽ rất thất vọng nếu không nhắc đến chuyện đó.

Cà phê Hy Lạp

Người Hy Lạp uống loại cà phê đen, đậm và xay mịn gọi là kafedaki. Thứ thức uống truyền thống này được pha trong bình có tay cầm dài gọi là briki.
Những bình briki được rót vào hai, bốn hoặc sáu cốc demitasse. Cà phê Hy Lạp không nên rót nhiều vì nó có lớp bọt nổi lên trên, thứ bọt đó được cho là mang theo may mắn, nhưng lại rất dễ tan ra. Cà phê được uống không đường, ngọt vừa hoặc rất ngọt và kèm theo một ly nước lạnh. Kafedaki được uống từng ngụm nhỏ một cách từ tốn, tránh làm vẩn cặn lắng ở dưới đáy cốc. Một trò tiêu khiển được ưa thích là để lại một ít cà phê trong cốc, úp ngược xuống đĩa là để cho nó khô đi. Các thầy bói có thể đọc ra được tương lai của chủ nhân qua hình dạng chỗ bã cà phê khô đó.

Yiassas

Thức uống quốc hồn quốc túy của Hy Lạp là ouzo, một loại rượu mạnh nguyên chất được cất từ bã nho sau khi làm rượu vang. Trông nó trong vắt như nước, nhưng có mùi cam thảo khá gắt và có thể nặng tới 50 độ. Onzo thường được uống nguyên chất không pha, mặc dù có nhiều người thích cho thêm ít nước đá khiến nó trở nên trắng đục như sữa.
Retsina, loại rượu vang cổ điển của Hy Lạp có mùi rất thơm của nhựa thông. Nhiều người cho rằng vì rượu vang đầu tiên được chứa trong các thùng làm bằng gỗ thông nên nó mới hương vị như vậy. Những người khác lại nói bằng nhựa thông là chất bảo quản rượu, chỉ có điều người Hy Lạp đã quen với hương vị đó qua nhiều năm. Nhiều người tin là nhựa thông giúp tiêu hóa dầu mỡ và các thức ăn giàu đạm.
Trước khi uống ngụm đầu tiên một loại thức uống có cồn, người Hy Lạp thường cụng ly với những người bạn và nói một câu chúc mừng. Thường thì họ nói “yiassas” có nghĩa là “chúc sức khỏe”.

Ẩm Thực Pháp

Quán cà phê, quán rượu, nhà hàng

Ở nước Pháp có rất nhiều nơi dễ chịu để bạn ăn uống. Các quán cà phê phục vụ đồ uống và các món ăn chơi. Ở các thành phố lớn quán cà phê còn phục vụ cả những bữa ăn nhẹ nữa. Các quán này có thể bày chỗ ngồi ngoài trời dọc theo vỉa hè. Các quán thường đóng cửa rất muộn, đôi khi mở thâu đêm suốt sáng, vì thế mà chúng trở thành nơi được nhiều người thích đến ngồi cà kê dê ngỗng hay có thể chơi cờ, chơi đô-mi-nô hay thậm chí chơi bóng bàn.
Bistro, tức là các quán rượu, cũng có đủ các loại, từ những quán bar đơn giản cho đến các nhà hàng từng lừng danh một thời với những khách hàng trung thành. Thấp thoáng sau những ô cửa kính là những người hầu bàn mặc tạp dề màu xanh đang phục vụ các món đặc sản, ốp lết, bíp tếch với thịt rán hay cá hồi hay đôi khi là những món ăn trang trí cầu kỳ hơn.
Tuy vậy, các quán cà phê và bistro ngoại ô có lẽ đang mất dần vì có rất nhiều quán phải chuyển thành nơi bán đồ ăn nhanh hay thành các nhà hàng đang hợp mốt hơn.
Brasserie là những nhà hàng lớn và đông đúc với những người hầu bàn mặc tạp dề trắng. Ngày xưa, brasserie là nơi uống bia có nhà bếp nấu những đồ ăn chắc dạ hơn, gồm những món vùng Alsace và đồ biển.
Auberge là một loại khách sạn nhỏ, thường ở nông thôn, có phúc vụ đồ uống và nấu bữa ăn cho khách. Đây cũng là nơi cho khách ngủ qua đêm.
Giờ phục vụ hàng ngày của hầu hết các nhà hàng ở Pháp là từ trưa cho đến 2 giờ 30 phút chiều và tối từ 7 giờ cho 9 giờ rưỡi. Các nhà hàng ở Paris thường đóng cửa muộn hơn. Thực đơn kèm theo giá cả thường được viết tay mỗi ngày và treo phía trước cửa nhà hàng.

Ăn uống trong ngày

Ở Pháp, các gia đình bắt đầu một ngày mới bằng bữa điểm tâm nhẹ, thường gồm bánh mì với bơ và jambon. Đồ uống thường là cà phê đen, cà phê sữa nóng, còn lũ trẻ thì thích nhất là sôcôla nóng. Thứ bánh xốp cuộn tròn gọi là croissant chỉ có trong những dịp đặc biệt.
Bữa ăn chính trong ngày thường được ăn vào buổi trưa trong hai tiếng đồng hồ nghỉ trưa. Bữa trưa thường gồm vài món, bắt đầu là một món khai vị hay xúp. Món thịt hầm với khoai tây rán kiểu Pháp hay thịt gà rán ăn với rau thường là món chính của bữa trưa. Món salad, là món rau xanh nhúng giấm sẽ được ăn tiếp sau món chính. Sau đó là một ít phô mai, và cuối cùng là tráng miệng với trái cây tươi hay món bánh ngọt, thế là đã hoàn tất bữa ăn.
Những người không về nhà ăn trưa có thể ăn một bữa trưa nhẹ, chẳng hạn một chiếc bánh mặn nhân kem và jambon hay một miếng sandwich ở nhà hàng.
Bữa tối thường đơn giản hơn bữa trưa. Một bữa tối thông thường gồm xúp, thịt hầm, bánh mì và phô mai.
Rượu vang thường được uống vào bữa trưa hay bữa tối. Nước khoang có hay không có ga cũng được dùng trong bữ ăn. Trong các bữa tiệc, mỗi món ăn có thể được dùng với một thứ rượu vang riêng, còn sau bữa ăn người ta thường uống brandy hay rượu ngọt cùng với cà phê đen đặc rót trong những tách nhỏ. Người Pháp cho thêm đường vào cà phê nhưng không cho kem. Trong các bữa ăn trang trọng, món cá được dọn lên sau món khai vị và trước món thịt.
Loại bánh mì dài và giòn của Pháp gọi là baguette thường dùng trong bữa ăn. Vì loại bánh mì này không để lâu được, nên người ta phải mua bánh mới hàng ngày. Brioche là loại bánh bao nhân nho mềm và ngọt thường để ăn bữa tối.
Những bữa ăn ngày Chủ nhật và vào các dịp long trọng thường có các món tráng miệng đặc biệt, như các loại bánh nướng đủ mọi hình dáng và hương vị. Nhưng thông thường nhất là món bánh tạc nhân táo, éclair (bánh kem), bánh kếp mỏng phết mứt. Những món ăn và món tráng miệng đặc sản của địa phương cũng được dọn lên vào những dịp lễ hội hay kỷ niệm các sự kiện gia đình.
Giống như hầu hết những người Châu Âu khác, người Pháp ăn bằng dao cầm ở tay phải và nĩa cầm ở tay trái. Họ cắt bánh mì baguette ra từng khúc thay vì từng miếng mỏng. Vì người Pháp thường thích nói chuyện trong bữa ăn, nên bữa ăn thường rất sôi nổi với những cuộc chuyện trò vui vẻ.

Rượu vang và các đồ uống có cồn khác

Nước Pháp nổi tiếng khắp thế giới với những loại rượu vang và sâm banh sủi bọt tuyệt hảo. Có một số vùng sản xuất rượu vang chính, mỗi vùng lại có một loại vang độc nhất vô nhị của riêng mình. Hình dáng vỏ chai rượu vang thường mách cho khách sành điệu biết vang này được làm ở đâu: Burgundy, Bordeaux, Alsace, Provence hay Thung lũng sông Rhône.
Thời điểm đóng vang vào chai có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì sự thay đổi của các điều kiện thời tiết luôn ảnh hưởng đến hương vị của trái nho. Giá cả cũng rất khác nhau tùy theo từng năm. Loại vang đắt nhất giá lên đến hàng trăm đô la một chai, nhưng loại vang thường thì cũng không đắt lắm.
Một số loại vang phải để lâu uống mới ngon, nhưng chai vang phải để nằm yên trong nhiều năm. Một số loại vang khác có thể uống sớm. Nhiều trang trại trồng nho có những hầm rượu vang rất lớn, và họ thường mời mọi người nếm vang ngay trong hầm rượu của mình.
Bởi vì rượu vang quá quan trọng cả về phương diện kinh tế cũng như danh dự và uy tín của nước pháp, nên chính phủ luôn kiểm tra thanh sát ngành này để đảm bảo chất lượng của vang Pháp. Những nhãn hiệu vang với những chữ “A.O.C” in trên nhãn cho biết rằng loại vang này đã được chính phủ chính thức chấp thuận.
Pháp cũng sản xuất bia và rượu táo. Những thứ đồ uống khác, gọi là apéritif để uống trước bữa ăn. Rượu pernod và pasti có hương hồi và được nhiều người ưa thích. Sau bữa tối, những loại brandy như Armagnac và Cognac rất hay được người ta mang ra uống.

Ngày Tết Và Thú Ăn Uống Khắp Nơi

Nói đến ngày Tết là không chỉ nói đến chuyện thăm thú đó đây, vui chơi, lễ hội mà nói đến ngày Tết còn là nói đến thú ăn uống khắp nơi.

Mỗi dân tộc đều có các món ăn, thức uống ngày tết độc đáo, mang đặc trưng riêng theo quan niệm, phong tục tập quán của dân tộc mình, thể hiện mong ước một năm mới có thêm nhiều niềm hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống.

Đối với người Việt Nam: từ bao đời nay, trong mâm cỗ cúng gia tiên cũng như trong bữa ăn ngày tết của hầu hết gia đình đều không thể thiếu thịt mỡ, dưa hành và món bánh chưng... Ngày nay, dù hàng hóa, thực phẩm phong phú, dồi dào, những món ăn truyền thống đó vẫn luôn hiện diện trên mâm cỗ, điều đó vừa thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu đối với công lao dựng nước, giữ nước của bao thế hệ cha ông đi trước, vừa thể hiện niềm mong ước một cuộc sống hạnh phúc, no ấm...



http://netlife.com.vn/Library/Images/56/2008/01/2401/monantet/tet5.jpg



Thịt mỡ, dưa hành và bánh chưng là những món không thể thiếu trong những tết Việt Nam

Ở đất nước Mêhicô: khi thời khắc giao thừa đến, mọi người trong gia đình đều chăm chú lắng nghe 12 tiếng chuông từ nhà thờ ngân vang. Sau mỗi tiếng chuông, mỗi người lại ăn một trái nho và thầm nguyện mọi sự an lành trong năm mới. Cứ mỗi trái nho tương ứng với một điều ước nguyện, và người nào ăn càng nhiều nho thì sang năm mới sẽ càng gặp nhiều điều may mắn.

Ở đất nước Hà Lan: khi đón giao thừa mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và ăn bánh rán với nho khô rồi cùng chúc nhau những điều may mắn và cầu nguyện năm mới tràn đầy hạnh phúc. Bởi người Hà Lan cũng quan niệm, quả nho sẽ đem đến cho họ nhiều điều may mắn và hạnh phúc....

Đối với người Nhật Bản: thì ngày tết không thể thiếu cá chép rán. Vì họ cho rằng ăn nhiều cá chép đầu năm sẽ được vững vàng hơn trong cuộc sống và có thể vượt qua những khó khăn nếu gặp phải. Ngoài món cá chép rán thì bữa sáng mồng một tết của người Nhật cũng không thể thiếu canh thịt nấu bột gạo và rau tươi. Nước dùng nấu các món ăn chỉ được lấy từ sáng mồng một và phải là nguồn nước trong, sạch sẽ nhất năm...


Đối với nước Nhật Bản thì cá chép rán là món không thể thiếu trong ngày Tết



http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/2452/A40AFFAFFB3D454E83E1740CCE3B9FB6.jpg



Ở đất nước Italia: trong những ngày tết, mọi người thường ăn nhiều hạt đậu lăng, vì họ quan niệm rằng, ăn đậu lăng thì túi tiền trong năm mới luôn căng phồng, cuộc sống từ đó mà đầy đủ, hạnh phúc.

Người Mỹ: ở các bang miền Nam thì cố gắng ăn thật nhiều củ cải và đậu mắt đen vào lúc đón giao thừa. Người dân quan niệm củ cải sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền (1 củ tương ứng 1 ngàn USD) còn mỗi hạt đậu mắt đen sẽ tương ứng với 100 cent. Nhưng theo các cụ già ở đây, mỗi người phải ăn ít nhất 365 hạt thì ước muốn mới hiệu nghiệm.

Trong các bàn cỗ đầu năm của người Nga: luôn luôn có bánh nướng cổ truyền culebeac. Đây là món ăn mà những người nội trợ Nga rất tự hào, vì họ quan niệm: Nhà đẹp không phải do đồ đạc trưng bày, mà nhờ có bánh nướng để đãi khách.

Ở Malaixi: tết bắt đầu từ ngày mồng một theo lịch đạo Hồi. Trước đó 10 ngày, mọi người phải nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn) để thể hiện sự thông cảm với nỗi thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thành Ala đã dạy.

Đối với người dân Mông Cổ: trên mâm cỗ ngày tết lúc nào cũng có thứ vằn thắn, sữa và các món chế biến từ sữa. Người Mông Cổ có tục uống trà đầu năm, lúc giao thừa, chủ nhà pha trà, rót chén thứ nhất đem vẩy ra sân, chén thứ hai chủ nhà uống (thường là người chồng), rồi lần lượt các thành viên khác trong gia đình đều được thưởng thức.


Trên mâm cỗ người Mông Cổ không thể thiếu vằn thắn

Ở một số nước như Ấn Độ, Triều Tiên: trong ngày tết người ta thường làm một mâm cỗ đặc biệt có bày một đôi đũa, ly, cổ chai, đĩa và các món ăn được gọt ra từ đu đủ, su hào, cà chua... Sau khi thắp hương cúng lễ xong, mọi người ngồi vào bàn và bắt đầu phá cỗ. Họ ăn sao cho thật sạch... Bởi như thế thì năm mới điều gì cũng trọn vẹn và thắng lợi.

Cuba: Việc đón xuân được tổ chức ngay cửa ngoài đường phố. Mọi người tưng bừng ca múa quanh các bàn đầy ắp bánh kẹo đặt trước cửa nhà. Để tẩy sạch những lỗi lầm, ưu tư năm cũ, họ cho trẻ em đứng trên cửa sổ hắt nước xuống người qua lại dưới đường phố.

Hung ga ri: Bữa cơm đầu năm phải có súp cá và thịt thỏ hoặc thịt hươu, vì theo họ khi ăn súp cá, mọi ưu tư lo phiền năm cũ sẽ trôi đi, còn thịt thỏ, thịt hươu sẽ mang lại sức khoẻ. Ngày tết người ta tránh ăn gà, vịt, chim... vì sợ những con vật đó có thể đánh cắp hạnh phúc của người và bay mất.


Bữa cơm đầu năm ở Hung-ga-ri phải có súp cá

Áo: không ăn tôm hùm, cua biển vì sợ xui xẻo, tai ương của năm cũ bám theo cho đến năm mới. Ở một vài nơi, vừa đúng lúc hồi chuông báo hiệu năm mới vang lên, mọi người ăn để được may mắn. Ở vài nơi khác, người ta chọn chiếc bánh "tiên tri". Nếu trong chiếc bánh ấy có đồng tiền là điềm giàu sang, hạnh phúc. Nếu ăn nhầm phải chiếc bánh có nhân ớt thì gặp chuyện bất an. Trong năm mới, người độc thân muốn lập gia đình thì trong chiếc bánh có một nhẫn cưới.

Người Osetian: Ở vùng Caucasus người ta "coi bói" cho thanh niên nào muốn viết về đường tình duyên của mình bằng cách cho anh ta ăn ba cái bánh nướng nhỏ có nhân thật mặn trước khi đi ngủ. Đến đêm khi đã khát nước, nếu mơ thấy mình đang uống nước trong lòng bàn tay một thiếu nữ thì chắc chắn chàng trai đó sắp tìm được ý trung nhân để két tóc xe duyên.

Như vậy, chuyện ẩm thực mỗi nơi mỗi khác, thật đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc. Điều đó làm cho hương vị ngày tết thêm hấp dẫn. Bởi vì những ngày tết đến cũng chính là dịp để các bà nội trợ có điều kiện được trổ tài nấu nướng của mình trước đức lang quân, trước mọi thành viên trong gia đình. Vì tề gia nội trợ giỏi cũng chính là một điều kiện để người phụ nữ giữ gìn hạnh phúc cho tổ ấm của mình...

Phong Phú Các Loại Đậu

Nét độc đáo của đậu là có thể nấu, luộc, rang vàng, thậm chí còn được xay nhuyễn làm bột. Tuy đều là những món ăn được chế biến từ đậu nhưng mỗi món có một hương vị riêng, rất đặc trưng, mang đậm hình ảnh từng vùng, miền…
Bài: Hồ Đắc Thiếu Anh

Đậu được biết đến như một loại thực phẩm phong phú và bổ dưỡng, mỗi loại một cách thưởng thức khác nhau. Ai muốn xơi miếng xôi cho êm bụng hay húp ngụm chè cho mát cổ, thưởng thức miếng bánh nướng giòn rụm, có đủ ngọt bùi với tách trà sen thơm khói thì đã có đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen, đậu ván, đậu ngự, đậu phộng, đậu quyên. Ai muốn nấu món mặn, món chay, món Tây, món Tàu thì cứ việc vào chợ, đến sạp bán rau củ là có ngay đậu Hòa Lan, đậu cô ve, đậu đũa, đậu bắp. Đó là chưa kể đến cái tài thiên biến vạn hóa của các chuyên gia ẩm thực Việt Nam có thể sử dụng tất cả các loại đậu để chế biến hàng trăm món ăn độc đáo khác.
Một món ăn nhiều tên gọi
Điều thú vị là có nhiều món ăn Việt Nam mỗi miền một tên gọi khác nhau. Cùng là dân bản xứ nhưng chỉ đi loanh quanh trong nước thôi thì đôi khi gọi thức ăn còn thấy lúng túng huống chi khách du lịch nước ngoài
Một món ăn dân dã được làm từ loại đậu rất phổ biến - đậu nành, trước đây chỉ thấy xuất hiện trên mâm cơm gia đình nhưng nay thì được khoác lên nhiều tên gọi sang trọng, hoa mỹ như đậu hủ Tứ Xuyên, đậu hủ nhồi nấm, súp đậu hủ nấm tuyết… trong các buổi tiệc tùng tại những nhà hàng lớn nhỏ. Người miền Bắc gọi đậu hủ là đậu phụ. Còn cách gọi đậu hủ của người miền Nam lại dễ nhầm lẫn với chén tàu hủ nóng hổi chan nước đường vàng nấu sên với mấy lát gừng thơm lựng để giải cảm buổi trưa hè hay chêm thêm bữa lỡ xế chiều cho khỏi buồn miệng. Ra xứ Huế, vào hàng đậu chợ Đông Ba mà hỏi mua bìa đậu phụ bảo đảm sẽ được trả lời là “không có”, bởi người Huế gọi đậu phụ là đậu khuôn. Thôi thì gọi kiểu gì cũng là món ngon của cả 3 miền. Đậu hủ non (hoặc cứng) để nấu canh bông hẹ với thịt nạc làm món ăn thanh nhiệt cho trẻ con, người già trong mùa nắng nóng hoặc khuôn đậu hủ chiên giòn chấm mắm tôm kèm cánh rau tía tô làm mồi cụng ly cũng được mà bắt chén cơm trắng nóng hổi lại càng đậm đà “món ruột quê ta”. Miếng đậu hủ ngon thì làm khuôn chao thơm lựng. Bữa cơm chay thanh bạch chỉ cần trái dưa leo chấm miếng chao chùa giằm ớt, cắn vào một miếng ngập răng. Một thứ vị ngon đạm bạc, thanh nhã.
Món ăn ngọt được chế biến từ đậu cũng khá phổ biến với thực khách mọi giới. Tiêu biểu chỉ một loại đậu xanh, qua tay các đầu bếp sẽ được biến thành những món ăn truyền thống rất thú vị, nhất là món chè. Từ đậu xanh, người miền Bắc thường nấu món chè kho hay chè lam vào các dịp lễ tết để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Quá trình khuấy chè trên bếp lửa riu riu là cả một nghệ thuật, khuấy cho đậu với đường nhuyễn nhừ sánh đặc tự nhiên mà không cần sử dụng máy xay sinh tố. Chè không múc vào chén mà được ém vào những chiếc đĩa nhỏ nhỏ xinh xinh, rắc lên mấy hạt mè rang vàng ươm nổi bật trên nền đậu xanh mịn màng tạo nên một cảm giác hài hòa sắc màu. Chè kho nấu kỹ không cần cho vào tủ lạnh để cả tuần vẫn không hư. Có lẽ đó cũng là một lý do món chè đậu xanh còn được gọi là chè kho. Vào miền Trung, cũng đậu xanh, đường cát, cũng cùng một cách nấu, chỉ khác là chè được múc vào chén vì loãng hơn chè kho, ấy vậy mà người miền Trung lại gọi là chè đậu xanh đánh.
Một loại chè cũng từ đậu xanh mà người Nam Bộ thường ăn là chè táo xọn. Chỉ cần hấp đậu xanh cho chín đều, khuấy bột năng với đường cát trắng nhỏ lửa cho nước bột sánh lại trong veo rồi trút đậu chín vào trộn đều, thêm chút dầu bưởi là có được món chè hương vị thanh tao, điểm vàng loáng thoáng, mới ăn bằng mắt đã thấy lòng mát rượi. Có lẽ từ những hạt đậu xanh vàng ánh ấy mà người núi Ngự sông Hương liên tưởng đến mùa hoa cau thôn Vỹ nên gọi chè táo xọn là chè bông cau. Còn người xứ Hà thành thì gọi hơi khác một chút là chè hoa cau. Kỹ thuật khuấy chè hoa cau của người xứ này rất khéo, khách vừa thưởng thức làn hương dịu ngọt vừa ngâm nga ca kệ mà bột chè vẫn không vữa. Rắc thêm một ít đậu xanh hấp chín lên là chè hoa cau được mang thêm một cái tên ngọt ngào nữa là chè đường. Chè đường dùng chung với xôi vò là món ăn truyền thống rất thi vị với mọi giới mọi miền và cũng là nỗi nhớ ray rứt hương vị quê nhà của khách tha hương.

Món ăn chơi mà lời bài thuốc
Mùa hè nóng nực, người lớn cảm thấy cơ thể bức rức khó ngủ, trẻ em uể oải biếng ăn chỉ cần nấu nắm đậu xanh với đường phèn, ngâm vài lá phổ tai (rong biển) cắt nhuyễn nấu chung. Đêm nằm trăn trở vì tiểu tiện nóng gắt không thông, nấu nắm đậu xanh để nguyên vỏ cho nhuyễn nhừ, nêm chút muối, tối trước khi đi ngủ húp luôn một chén âm ấm tự nhiên thấy dễ chịu ngay.
Bữa cơm thường ngày cứ sáng rau luộc, chiều luộc rau sẽ khó hấp dẫn khẩu vị của các thành viên trong gia đình, các bà nội trợ lại thêm món gỏi đậu cô ve vừa ngon, bổ, rẻ, lại nhiều vitamin và chất khoáng. Chỉ cần nửa ký đậu cô ve luộc giòn, chẻ dọc trộn giấm, đường, dầu mè, thêm vài trái cà chua chín, vài quả trứng gà luộc là mâm cơm có thêm đĩa gỏi chua, ngọt, giòn, màu sắc xanh đỏ trắng vàng xen kẽ thật tinh tế hài hòa. Món ăn vừa lạ miệng, đẹp mắt vừa giúp những người kiêng cữ dầu mỡ yên tâm “phá mồi”.
Với thói quen ăn rau ghém của người Việt, nhất là giá sống, không những dung hòa khẩu vị món mà còn là vị thuốc hay, trị được các bệnh tiêu hoá thông thường như bị đầy bụng, thông tiểu… Ai cũng có thể tự làm được giá đậu để ăn lại không mất nhiều thời gian. Chỉ cần ngâm đậu xanh với nước vôi loãng từ 3 đến 4 giờ, sau đó xả sạch rồi cho vào thùng có lỗ thoát nước, dùng lá chuối hoặc vải thô đậy lại rồi vẩy nước mỗi ngày, từ 4 đến 5 ngày giá sẽ nẩy mầm. Hay như món bột ngũ cốc, buổi sáng chỉ cần dùng thêm ly sữa nóng khuấy với bột ngũ cốc vừa nhẹ bụng lại đầy đủ sinh tố.
Cái độc đáo của đậu là có thể nấu, luộc, rang vàng, thậm chí còn được xay nhuyễn làm bột. Tuy đều là những món ăn được chế biến từ đậu nhưng mỗi món có một hương vị riêng, rất đặc trưng, mang đậm hình ảnh riêng từng vùng, miền. Món ngon từ đậu không những làm cho kho tàng ẩm thực Việt càng thêm đa dạng, phong phú mà đôi lúc còn khiến kẻ xa quê lắm lúc phải nặng lòng, nhớ về hạt đậu của một miền quê xưa…

Rau Của Biển

Từ món rêu đá lừng danh xứ Mường đến những loài rong phổ biến ở miền Trung, các món ăn từ rong rêu trong ẩm thực Việt tuy không phong phú như món Nhật, nhưng cũng vô cùng đa dạng .

Gọi các loài rong tảo là rau của biển, có đúng mà có sai. Đúng vì người ta khai thác rong rêu làm món ăn cũng nhiều, nhưng lại chẳng phải nuôi trồng tưới tắm, hay vun bón nhọc công. Thế thì có khi gọi “cỏ biển” lại chính xác hơn rau.
Nhưng rong rêu ăn được, ăn ngon và bổ dưỡng nữa là đằng khác. Đến nay người ta cũng đã nuôi trồng nhiều loại rong, có gieo giống, có thu hoạch theo mùa vụ hẳn hoi chứ không chỉ phó mặc cho ông trời nữa.
Những cánh đồng giữa biển
Đồng ruộng và biển như hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Ấy thế nhưng, lạc vào một thảm rong dưới biển bạn mới thấy mọi ranh giới đều nhạt nhòa, vô nghĩa. Những thân rong mơ non tơ mềm mại vươn thẳng lên cao, uốn lượn như múa, chẳng khác gì một cánh đồng lúa đang rập rờn trong gió. Rong mơ già dài đến vài chục thước, màu sậm hơn, chuyển sắc nâu, thân to và lá có thể phát triển đến cỡ như bàn tay đứa trẻ. Những cành lá, những túi khí của rong mơ trông như những quả mọng trong veo có thể trở thành một món đồ chơi mà trẻ con nào cũng mê mẩn.
Còn nếu là bãi rong tía thì cảnh tượng thường thấy lại là những lá rong bản to khổng lồ, vờn quyện trong nước như những dải lụa mềm óng ả. Rong sụn lại có màu xanh trong, trông như những cành cây gầy guộc không lá. Rong câu hay rong rễ tre trông rất giống rong sụn, nhưng cành gầy guộc hơn và màu vàng nâu. Rong nho màu xanh lục, mọc thành từng chùm như những quả nho tí hon, hay một dề trứng cá chi chít, mọng nước.
Ở Việt Nam, khu vực miền Trung với những rạn san hô chết, hoặc những vùng sóng mạnh, thủy triều lên xuống rõ rệt có mọc rất nhiều rong. Rong vốn chuộng nơi nước ấm như thế. Tùy theo vùng nước, theo loài mà rong mọc từ tháng giêng đến tháng 7 âm lịch hàng năm. Nhưng đa số rộ lên vào mùa hè. Lặn hụp dưới làn nước trong veo để vớt rong, hay để “gặt” những dề rong tía, rong sụn cũng là một cái thú mà không phải ai cũng được hưởng. Muốn nhàn hơn thì tìm những nơi rong mọc cạn, đợi nước triều rút, chỉ việc ra cắt hoặc bứt rong. Thứ quà của biển này chế biến được khá nhiều món ăn, lại rất giàu dinh dưỡng.

Mùa thu hoạch
Đã có đồng ruộng thì có mùa thu hoạch. Có lẽ rong là thứ thu hoạch nhàn nhất, chỉ cần vớt là có hàng túm rong. Rong vừa vớt lên thường còn rất nhiều sạn cát, phải sơ chế qua trước khi dùng. Kỳ lạ là loài rong tía thường mọc trong thiên nhiên với những màu từ đỏ sang tím, sau khi chế biến lại chuyển thành màu xanh rêu đậm. Đây là loại rong khá phổ biến trong thế giới ẩm thực, mà trong món ăn Trung Hoa hay gọi pinyin, món Nhật lại là nori, còn Hàn Quốc thì tạo ra món kim hay gim. Lại còn loại tảo nâu nổi tiếng với cái tên kombu rất phổ biến mà người Nhật thường dùng để nấu lấy nước dùng cho vị ngọt hơn tất cả các loại rau củ hầm khác. Lá kombu sau khi nấu để lấy chất ngọt vẫn có thể dùng lại để làm gỏi, hay xắt nhuyễn cho vào chè ăn giòn sừn sựt, ở Việt Nam hay gọi là phổ tai. Không dùng rong biển như một loại thức ăn truyền thống, làm nền cho cả một nền ẩm thực như Nhật, nhưng các món chế biến từ rong biển cũng phong phú không kém, nhất là ở các tỉnh miền Trung.
Rong mơ thường được dùng để nấu canh, hầm xương hay nấu chè. Vị ngọt của nước rong hòa cùng cái ngọt của thịt thà thì không một loại hạt nêm hay bột ngọt nào sánh bằng. Rong mơ cũng thường được ướp mặn để giữ tươi, sau đó nấu nước sâm, nước rong biển, là món giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức. Đây là loại rong dễ dùng, dễ chế biến nhất, chỉ cần nhặt sạch rác rến quấn chung với rong là được một tô canh mát lòng.
Còn rong câu thì phải nhọc công hơn. Khi mới vớt lên, rong có màu xanh nhạt và khá tanh, thường lẫn sạn san hô dưới chân. Bạn phải ngâm rong trong nước vo gạo ít nhất một đêm rồi gọt bỏ những chỗ dính sạn cát, sau đó đem phơi khô. Lúc ấy, rong sẽ chuyển màu trắng ngà, dùng nấu cháo, làm gỏi hay nấu thạch, nấu chè xa xa thì cứ gọi là “ngon hết ý”!
Gỏi rong câu chế biến khá đơn giản. Chỉ cần trộn với rau thơm, nước mắm chua ngọt, tỏi ớt băm nhuyễn, thêm thịt tôm tùy ý. Cái ngon nằm ở khâu gia giảm nước mắm sao cho vừa miệng, nhưng bí quyết lại ở chỗ vắt vào vài giọt chanh khi ngâm rong câu, để rong bớt mùi tanh của gành hào, lại thêm giòn.
Một món nữa tuy ngày xưa người ta thường chỉ ăn trong lúc giáp hạt, nhưng đến giờ nhiều người vẫn thèm một bữa tuy đã no đủ, đó là món cháo rong câu. Cháo nấu với chút gạo, độn thêm khoai và cho rong câu vào. Cái ngọt của rong câu đã đủ làm món ăn ngon, chỉ cần thêm chút muối nữa là thành món cháo đậm đà, sánh dẻo.
Riêng món chè xa xa hay còn gọi là xoa xoa thì giờ đã biến tấu khá nhiều, vào đến miền Nam lại thành món sương sa hạt lựu, ăn với nước dừa. Nhưng đúng xa xa làm từ rau câu thì phải chọn mẻ rau câu mập ngon, ngâm nước vo gạo vài ba hôm rồi xả sạch để rong câu trắng và hết mùi tanh, sau đó mới bắc lên nấu cho đến khi rong tan ra. Đa số người ta thích rong chỉ tan vừa đủ để còn những lợn cợn, ăn vào sừn sựt mới tăng khẩu vị. Thêm đường vào rong ngọt nhạt tùy ý, mà phải là thứ đường mật đường mía hoặc đường phèn mới ngon, dùng đường cát trắng thì hỏng cả cái vị dân dã của xa xa. Hoặc nếu không thích thêm đường thẳng vào món rong thì thắng đường riêng, vắt vào chút chanh cho khỏi lại đường rồi thêm ít gừng đập giập. Rong câu để cho thật lạnh, khi ăn rưới nước đường có mùi thơm nhè nhẹ của gừng, ăn thế mới là đúng vị xa xa nguyên thủy.
Món ngon mát lòng như thế, lại chẳng tốn kém gì bao nhiêu nên các gánh hàng rong cũng bán khá nhiều, nhất là trong những ngày hè. Chẳng thế mà các anh hay lên tiếng ghẹo những cô nàng bán xa xa:

Xa xa ít vốn nhiều lời
Anh về… bỏ vợ lấy người xa xa

Ẩm Thực Truyền Thống Các Nước Mùa Noel

Ngoài hình ảnh quen thuộc của cây thông, bánh khúc gỗ, gà tây... thì mỗi quốc gia có những món ăn truyền thống mừng lễ Noel khác nhau. Hãy cùng dạo quanh một vòng.

>> Đón Noel, trổ tài với Pudding Christmas


>> Làm bánh Buche

>> Bánh Giáng sinh hình khúc cây

>> Nguồn gốc các món ăn giáng sinh

Đến Áo khi dạo quanh các chợ Noel lâu đời được khai trương khi bước vào Mùa Vọng (Advent) thì người ta có thể ngửi thấy mùi thơm của bánh quế sực thẳng vào mũi hòa lẫn vào hương nến mật ong từ các cây thông.

Sẽ không phải là Năm Mới nếu như người dân Bỉ không được thưởng thức món bắp cải nấu chua choucroute. Nhưng để cho truyền thống được trọn vẹn thì cần phải nhét một đồng xu dưới dĩa hoặc trong túi của thực khách. Tây Ban Nha thì lại có món cháo trái cây khô và món tráng miệng thì không thể thiếu “Bánh của 7 tầng mây” mà hầu như tất cả các tu viện đều làm. Ghé qua Ý bạn sẽ được trao tặng chiếc bánh truyền thống nổi tiếng Panettone, được gói trong hộp quà kiểu dáng không thay đổi từ thời Trung Cổ đến nay.

Dân Phần Lan thì luôn luôn hảo các món hải sản cho nên các ngày lễ hội không thể thiếu hương vị từ cá hồi hồng, cá hồi trắng, trứng cá, cá tuyết. Nếu bạn tìm được đồng xu vàng trong chiếc bánh của Thánh Basile tại Hy Lạp thì chắc chắn nó sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho bạn suốt cả năm.

Na Uy có thời tiết trái ngược lại với các vùng đất khác của bắc bán cầu cho nên đón Noel trong ánh nắng chan hòa. Thế nhưng họ vẫn có những món ăn truyền thống như lutefisk, một món cá tuyết hầm với cháo đậu, khoai tây nướng, ba rọi muối, mù tạt và phô mai sữa dê. Nhưng đôi khi lớp trẻ Na Uy cũng “nhảy rào” với món Snow chicken, cá hồi và thịt heo.



Món Tourtière - Ảnh: wheatlessbay.wordpress.com



Bồ Đào Nha thì sao? Đêm 24 thì chúng ta sẽ được phục vụ món súp nghiền cá tuyết. Riêng bàn dành cho những món tráng miệng sẽ được trang trí và trưng bày trong mỗi gia đình thường xuyên cho đến ngày Lễ Ba Vua, tức một tuần sau đêm Noel. Trong khi tại xứ sở của những đêm dài bắc cực Thụy Điển thì tiêu biểu nhất là món Glogg, một thứ rượu gia vị được phục vụ chung với bánh mì gia vị nóng ấm và tỏa hương ngào ngạt. Thụy Sĩ là quốc gia có những truyền thống ẩm thực lễ hội khác nhau ở mỗi bang. Có thể là món Biscôme từ ngày 6 tháng 12, bánh mật ong của Appenzil…và vô số những món khác ở hội chợ Noel Montreux. Hãy đến Canada tìm hiểu vì sao họ chuộng nhất món Tourtière, một loại bánh bột nướng, nó như một bệnh dịch trong mỗi gia đình và chưa sẵn sàng bị thay thế. Đan Mạch bước vào không khí lễ hội ngay từ đầu tháng 12. Tem Noel cũng được phát hành vào dịp này. Bữa ăn Noel bắt đầu từ 18h vào cuối bữa người ta phục vụ món cơm nấu sữa có nhét một quả hạnh đào to. Người nào may mắn được nó sẽ nhận dược một chú heo bằng bột hạnh đào, biểu tượng của hạnh phúc suốt cho Năm mới.

Còn Hawaii thì phong phú hơn, vì đây là hòn đảo du lịch quanh năm nên văn hóa ẩm thực nơi này mang sắc thái đa quốc gia, hòa lẫn hương vị độc đáo bản địa với hương vị phương đông và phương Tây.



Món cozonac - Ảnh: romaniangourmet2u.com


Đi xa hơn một chút, đến quần đảo Antilles thuộc Pháp thì nơi đây tuy chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa ẩm thực truyền thống Pháp là những món như gà tây, ngỗng, hay gan béo hoặc là những bàn buffet ăn chiều với 7 món chính và 13 món tráng miệng, tượng trưng cho 13 môn đồ Chúa Jésus, hòa lẫn vào tiếng trống con, thì người dân bản địa lại chuộng các món từ thịt heo hơn. Nếu đã đến Pháp thì hãy qua biên giới Đức để có dịp thưởng thức gà tây nướng kèm với xu đỏ và pom. Có lẽ bạn cũng muốn biết tại Rumani họ tận hưởng lễ nữa đêm như thế nào chăng ? Các quý ông sẽ có nhiệm vụ giết mổ và làm heo để cho các bà làm món cozonac, một loại bánh nhân mặn với trái cây khô. Tại Mỹ, thì tổng thống sẽ cùng dân chúng chia sẻ chiếc bánh Noel to sau lễ réveillon tại Nhà Trắng, một thông lệ và công thức xưa từ hai thế kỷ nay. Người dân Mêhicô và Tân Mêhicô thì nổi tiếng với nền ẩm thực nhiều ớt và mùa lễ hội cũng thế nên cho dù là món posolé hay là gà tây nấu chocolate thì hương vị cay nóng của ớt cũng tỏa lan sang bên kia biên giới. Cuối cùng là dân quý tộc Anh không thể nào bỏ qua món Christmas Pudding được phục vụ ngay sau bài diễn văn của Nữ hoàng, đúng vào giờ Five O’Clock Tea, bất di bất dịch và gà tây nhồi nhân hạt dẻ cho bữa ăn nửa đêm và trên bàn tiệc không thể thiếu món “crackers” bên cạnh mỗi đĩa ăn. Đối với trẻ con thì không phải là Noel nếu không được kéo nổ nó. Một phong tục xưa hơn 150 năm. Các “crackers” này phải tuân thủ những nguyên tắc khắc khe về thành phần cũng như cách sử dụng.


Bàn tiệc giáng sinh - Ảnh: spktforum.info



Bàn tiệc giáng sinh - Ảnh: spktforum.info

Việt Nam ta cũng tự hào có nền ẩm thực phong phú, đa quốc gia. Rảo quanh các nhà hàng ẩm thực bạn có thể tìm kiếm cho mình hương vị, khung cảnh riêng cho mùa lễ hội năm nay mà không cần phải đi đâu xa. Tuy nhiên, theo nhận xét chung của các nhà dinh dưỡng thì hầu như tất cả các món ăn truyền thống không thể nào làm chúng ta tăng cân, mối lo lắng không nhỏ của quý bà, nếu như không bị lạm dụng.

Tao Nhã Phong Cách Ý

Ý là đất nước của những giá trị văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật hàng đầu thế giới. Cũng tại đây, nghệ thuật ẩm thực được tỏa sáng một cách trọn vẹn.

Ý được biết đến với nền công nghiệp thời trang phát triển hàng đầu cùng nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng. Nhắc đến Ý, người ta còn nhắc đến một phong cách ẩm thực độc đáo, đạt trình độ điêu luyện về sự kết hợp nguyên liệu.

Các đầu bếp bậc thầy của Ý là những thầy phù thủy trong việc kết hợp nhiều hương vị khác nhau, từ thực phẩm tươi sống, bột, ngũ cốc đến các loại thảo dược, gia vị... Từ đó, họ tạo ra những món ăn vừa đậm đà thống nhất vừa giữ được nguyên vị của các thành phần nguyên liệu. Đây chính là đỉnh cao nghệ thuật nấu nướng.

Bánh pizza, niềm tự hào của người dân Ý

Chiếc bánh pizza đầu tiên ra đời tại thành phố Napoli của Ý, khi hoàng hậu Margherita Maria Teresa Giovanna ngự giá đến đây vào năm 1889. Pizza chính là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách hòa trộn độc đáo. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của bột bánh mịn, lớp vỏ bánh mỏng được nướng đều tay, tạo thành lớp áo giòn thơm ngon. Phủ trên bánh là một lớp phô mai mozzarella vàng óng, béo ngậy, thêm lớp sốt cà chua mịn màng. Trên cùng mặt bánh rắc một ít lá thơm.

Một chiếc pizza đúng chuẩn phải có lớp bánh giòn tan. Lớp phô mai được sức nóng từ lò nướng đun củi làm tan chảy đều, tạo thành một lớp lót vàng mịn. Tuy nhiên, thứ khiến pizza từ món ăn bình dân trở thành món đặc biệt sang trọng chính là lớp nhân phủ phía trên bánh. Giống như bánh mì thịt ở Việt Nam, người ta có thể cho bất cứ thứ gì lên mặt bánh để tạo thành những chiếc pizza có hương vị khác nhau.

Loại phổ thông nhất là pizza với thịt jambon hay xúc xích tiêu cay, pizza hải sản, pizza thịt viên với hoa quả... Có những chiếc bánh pizza có già vài chục đô la Mỹ, nhưng cũng có chiếc lên đến hàng nghìn đô la Mỹ. Tại những nhà hàng sang trọng, các đầu bếp còn sáng chế ra món bánh pizza đặc biệt để làm hài lòng các thực khách VIP. Chiếc pizza này được dát trứng cá carviar đen có xuất xứ từ vùng biển lạnh nước Nga, kèm với thịt cá hồi, cá ngừ xé mỏng.

Pizza cao cấp được nướng trong lò củi chứ không phải lò điện. Củi phải thật khô ráo, không ẩm mốc, cháy tốt. Bánh nướng bằng loại lò này sẽ vàng đều, giòn và không chát mặt như những chiếc nướng bằng lò điện. Đặc biệt, trong bánh còn vương lại ít hương của gỗ thơm, thật ấm áp và độc đáo. Chỉ người sành ăn mới có thể nhận ra điều này. Đây chính là bí quyết tạo nên sự khác biệt giữa các nhà hàng pizza phổ thông và cao cấp.

Ngày nay, pizza đã trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo mang phong cách Ý và phổ biến khắp toàn cầu.

Phô mai Ý, thứ phụ liệu nấu nướng tuyệt vời

Không chỉ có pizza, người dân Ý còn tự hào vì một món ăn khác. Đó là phô mai. Nó đã vượt ra khỏi biên giới nước Ý để trở thành món ưa thích của những người sành ẩm thực.

Không nơi nào có thể làm ra nhiều loại phô mai ngon như ở Ý. Có thể kể đến những loại được các đầu bếp hàng đầu sử dụng như: mozzarella, dùng để chế biến bánh pizza hảo hạng hoặc những món nướng, món đút lò. Hay như asiago, một loại phô mai đặc biệt, làm từ sữa bò nguyên chất của vùng thung lũng núi Dolomite. Loại này thích hợp để ăn với mì Ý hay bánh mì. Bạn sẽ có cảm giác ngây ngất khó tả khi dùng asiago xé nhỏ, rắc đều lên chén súp rau củ. Vị dễ chịu, vừa ăn khiến nhiều người chọn asiago như một món kèm trong các bữa ăn. Asiago ngon nhất là loại được ủ trên một năm tuổi.

Ngoài asiago, Ý còn nổi tiếng với phô mai pecorcino làm từ sữa cừu. Nhờ mùi thơm nồng rất đặc trưng và vị ngon khó tả, phô mai pecorcino được dùng cho một thứ phụ liệu cho các món mì cao cấp. Nó làm dậy lên hương Ý rất lạ trong từng món ăn. Có nhiều loại pecorcino nhưng nổi tiếng nhất là loại làm từ vùng Tuscany và Sicily.

Phô mai Ý thường được dùng như một thứ phụ liệu nấu nướng để tạo ra sự hòa quyện tuyệt vời trong món ăn. Nhờ vị béo ngậy, mùi thơm nồng, phô mai Ý đã góp phần đưa phong cách ẩm thực của đất nước này đi sâu vào lòng người sành ăn thực sự.

Dầu olive và thảo mộc làm tăng hương vị món ăn

Ngoài pizza và phô mai, dầu olive cũng là một trong những điều tuyệt vời trong ẩm thực Ý. Tuy dầu olive xuất phát từ Hy Lạp, nhưng tại Ý, nó được nâng lên một tầm cao mới.

Từ quả olive xanh mọng với vị chát đặc trưng, người Ý đã biết cách trưng cất để tạo ra một loại dầu nổi tiếng. Dầu olive Ý được dùng phổ biến trên thế giới. Các đầu bếp lừng danh tin chất Ý trong dầu olive sẽ đánh thức những hương vị tiềm ẩn bên trong món ăn, khiến món ăn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Dầu olive xuất hiện trong hầu hết các món salad trộn. Nó mang đến hương thơm đậm đà, thấm đẫm vào từng cọng rau xanh mướt hay những loại củ quả tươi ngon. Dầu olive còn làm cho miếng cá giòn, thịt rán trở nên mỡ màng và đầm vị chứ không béo gắt như khi rán bằng dầu ăn thường.

Đi kèm với dầu olive, người Ý còn biết cách kết hợp những loại thảo mộc khác để làm phong phú các công thức nấu nướng của mình. Điển hình là rosemary, với hương thơm thanh tao, không thể thiếu trong các món nướng của Ý. Lá làm dậy lên mùi thơm nức của món cừu nướng giòn lửa kèm khoai tây. Một bình trà có hương dịu nhẹ ủ lá rosemary cũng làm bạn ngây ngất. Hay như basil, một loại thảo mộc đặc chủng. Thưởng thức vị nồng nàn của basil tan trong miệng cùng một ít sốt cà và vài ống mì vàng luộc kỹ, thật chẳng còn gì bằng.

Chính từ những kết hợp hài hòa và độc đáo giữa các nguyên phụ liệu, cộng với mùi hương đặc trưng của thảo mộc, món Ý đã mang lại một cảm giác rất lạ, vừa thanh tao, vừa ngây ngất cho người thưởng thức.

Khám Phá Bàn Ăn Của Người Nga

Là đất nước có một nền văn hoá lâu đời, nước Nga nổi tiếng với rất nhiều lễ hội đặc sắc và cũng được coi là nước có truyền thống ẩm thực độc đáo nhất.

Đầu tiên, để khai cuộc, chúng ta sẽ được nếm thử mùi vị của súp củ cải đỏ hoặc với thời tiết như hiện nay thì cũng là món súp được nấu từ nước luộc củ cải đỏ. Nhưng có một điều thú vị, súp củ cải đỏ tuy là món ăn yêu thích của người Nga nhưng đó lại là món ăn truyền thống của nước “anh em” Ukraina. Củ cải đỏ đóng vai trò là thành phần chủ yếu tạo nên màu sắc cũng như hương vị đặc trưng của món súp nổi tiếng này. Cách nấu súp củ cải đỏ nhanh nhất là bạn chỉ cần cho củ cải đã thái nhỏ vào nước xương đã ninh và thêm vài lá nguyệt quế vào nữa là xong. Nhưng bạn cũng nên chú ý nhé, nên chọn loại củ cải đỏ là có vỏ và ruột đều là màu đỏ, tóm lại là đỏ toàn phần, chứ đừng nên dùng loại củ cải be bé, hơi tròn có vỏ màu đỏ nhưng ruột bên trong lại trắng. Màu của món súp sẽ không đẹp đâu. Ngoài ra, súp củ cải đỏ vẫn còn nhiều “bản sao” lắ

m!


Do ở Nga có rất nhiều sông, hồ, rừng rậm nên trong ẩm thực của nước này có một số lượng lớn các món ăn từ cá, thịt rừng, nấm và quả rừng. Vì vậy, món ăn chính trong bữa ăn của người Nga chắc chắn phải có 1 trong những thứ này. Thường thì sẽ là cá, thịt bò, thịt cừu hầm hoặc nướng được ăn kèm với rau và khoai tây. Mà dân ở đây thích ăn khoai tây lắm, họ có cả thảy hơn 1000 món làm từ khoai tây! Ngoài những món đơn giản như khoai tây rán, khoai tây luộc, còn có khoai tây nhồi thịt băm và nấm, thịt băm viên tẩm khoai tây rán, bánh nướng làm bằng khoai tây…

Và cũng thật thiếu xót khi chúng ta quên mất 2 món nổi tiếng là bánh mì đen và salad Nga. Trong tục ngữ của nước Nga, bánh mì đen được ví như là cha ruột của mỗi người vậy. Điều quan trọng khi làm bánh mì đen là phải mua được bột mì đen chứ không phải bột mì vàng như bình thường, còn đâu thì tùy thuộc vào công thức ở mỗi nơi mà có cần ủ chua hay không thôi.


Món salad Nga có bí quyết lại nằm ở việc có mua được đúng loại Mayonaise của Nga hay không? Còn về cách làm thì chắc là ai chẳng biết, đơn giản là rau củ quả luộc chín rồi trộn với mayonaise.


Sau khi ăn uống xong xuôi rồi, chúng ta sẽ được chủ nhà mời uống café và ăn bánh tráng miệng. Café của Nga có đặc điểm là loãng vô cùng đến nỗi mỗi người uống tầm 1 lít café là chuyện bình thường. Bên cạnh đó, bánh trái của Nga có nhiều loại lắm, đặc trưng nhất là món bánh Pirog (một loại bánh nướng) hay Vatrushka (bánh có nhân phomat tươi). Phần lớn bánh ở đây sẽ được làm từ bột mì và nhân bên trong thì đủ loại, có thể là mứt, hoa quả, phomat… tùy vào sở thích của mỗi người!


Thêm một điều chú ý cuối cùng, đó là khi được mời đến ăn ở nhà của một người Nga, bạn đừng nên đến tay không mà hãy mang theo một chiếc bánh gatô hoặc sang hơn thì thêm một chai rượu vang nhé!

Đôi Nét Về Ẩm Thực Australia

Ẩm thực Australia vốn nổi tiếng có sự dung hoà, kết tinh của nhiều nền văn hoá khác nhau mà vẫn luôn luôn có bản sắc riêng. Đó cũng chính là một điểm khiến người ta sẽ rất khó quên nếu đã một lần thưởng thức các món ăn đến từ đất nước xinh đẹp này.

Theo lịch sử thì ẩm thực Australia là dựa trên ẩm thực Anh đem đến đất nước này bởi những người định cư đầu tiên. Những thứ này bao gồm các loại bánh, các miếng thịt nướng lớn hay xắt nhỏ, và các loại thịt đi kèm với vài thứ rau (tổ hợp này thường được gọi là "thịt và ba thứ rau"). Những thức ăn nguyên gốc này đã bị lấn át bởi sự chú trọng ngày càng tăng vào nền văn hóa đa quốc gia xảy ra trong văn hóa Úc trong 40-50 năm qua, với ẩm thực của người Úc bây giờ chịu ảnh hưởng bởi sự đa dạng về thức ăn của người Địa Trung Hải và người châu Á nhập cư. Truyền thống của người Anh vẫn còn tồn tại ở các mức độ khác nhau trong các cửa hàng bán thức ăn làm sẵn (takeaway food), với các miếng cá và khoai tây chiên vẫn còn phổ biến.

Người dân Australia coi món ăn bản địa truyền thống của mình là “Bush Tucker”. Đây là một món ăn hết sức đặc biệt có nguồn gốc từ các món ăn nguyên thuỷ của thổ dân cổ xưa. Bush Tucker có nguyên liệu là những cây cỏ thực vật hoang dại cùng những loài động vật săn bắt được kể cả sâu, nhộng... Không phải ai cũng sẽ thưởng thức được món ăn này song cũng không thể phủ nhận được rằng nó hết sức ấn tượng và hấp dẫn. Các món ăn hiện đại của người Australia ngày nay lại đưa đến một cảm giác hoàn toàn khác biệt. Phong cách ẩm thực hiện đại của một đất nước phát triển sôi động gắn liền với những món ăn nhanh, nhẹ nhàng nhưng bổ dưỡng. Các nhà hàng cũng được bố trí tiện lợi, thoáng mát mà vẫn tinh tế, sang trọng.

Đặc biệt, ẩm thực Australia rất nổi tiếng với những hải sản tươi ngon, hoa quả cây trái địa phương, thịt bò, thịt cừu và các loại bánh bánh pho mát hàng đầu thế giới. Những người đã từng đến đất nước này đều không thể quên được những món ăn như Barbeque với những miếng thịt nướng thơm giòn được nướng trong khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, trong lành.

Một vài cách ăn uống của người Úc:

Barbie (Barbeque)

Thú thư giãn số một của người Úc: Trong vòng bạn bè, gia đình người ta nướng steaks ngoài vườn hoặc ngoài công viên. Khắp nơi trong các công viên đều có chỗ ngồi và chỗ để nướ ng thịt (steaks). Có những nơi người ta còn gắn cả lò nướng bằng gar (bỏ tiền cắc vào là c ó thể sử dụng). Những địa điểm nướng này thường được chăm sóc và giữ sạch sẽ. Ngay cả củi để đốt cũng không thiếu. Ngoài ra, các tiệm supermarket có bán thịt đã ướp sẵn.

Bush Tucker

Nguyên thủy là món ăn của thổ dân mà nhiều tay đầu bếp đem ra áp dụng lại. Ăn theo lối Bush Tucker là tất cả những thứ người ta săn được hoặc những loại rau cỏ mọc ngoài rừng như kỳ đà, kỳ nhông, rắn, con nhộng, con sâu, v.v... cũng như các loại đậu hoang, cà chua hoang, mận hoang ...

Thường thường những đồ ăn này phải do đầu bếp bản xứ nấu và người ăn phải có một khẩu vị "phóng khoáng" thì mới thưởng thức được. Thí dụ như những con sâu, con nhộng đầy mỡ, sống trong trùm rễ của các bụi cây. Ăn sống thì toàn là mỡ, nhưng khi nướng trong tro nóng thì nó trở thành một món ăn tuyệt hảo!

Cảm Nhận Văn Hóa Ẩm Thực Vương Quốc Bỉ

Vương quốc Bỉ được biết đến như một đất nước của văn hóa và nghệ thuật, với những họa sỹ tài năng, truyền thống văn chương, truyện tranh, âm nhạc và kiến trúc xây dựng. Bỉ cũng rất nổi tiếng qua nền ẩm thực đặc sắc với bia, bánh waffle, các lọai sô cô la và những người đầu bếp lừng danh.

Ông Dominique Casier, Tổng Lãnh Sự Bỉ chia sẻ: “Trên hết, Bỉ là một đất nước của “nghệ thuật sống” và người Bỉ được bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp. Tình yêu của người Bỉ với lễ hội tiệc tùng và lòng hiếu khách được thể hiện qua truyền thống ẩm thực của đất nước này. Trái với những gì người ta thường nghĩ, người Bỉ không hề ăn uống đơn giản. Hãy nhìn vào danh sách các đầu bếp “Michelin” và bạn sẽ không phải nghi ngờ về điều này nữa. Ở Bỉ chúng tôi có 400 loại bia ngon tuyệt và vô số các loại phô mai, rượu mùi và sô cô la nổi tiếng trên toàn thế giới.”

Ông Fosto - đầu bếp nổi tiếng của Bỉ từng đi chinh phục thực khách tại Pháp, Úc, Trung Đông và châu Á đã thể hiện tài năng của mình tại nhà hàng Atrium Café qua các ï bữa trưa và bữa tối tự chọn với rất nhiều những món ngon của người Bỉ, bao gồm bò hầm bia kiểu vùng Antwerp, sườn heo sốt Piccalilly kiểu vùng Namur, pa-tê gan vịt với trái lê và si-rô lê từ Liege, phi lê cá nấu với mù tạt, rau thơm và cà chua kiểu vùng Flemish, thịt và rau hầm kiểu vùng Ghent và rất nhiều món ngon khác theo phong cách ẩm thực của miền Bắc v à miền Nam nước Bỉ. Thực khách của nhà hàng Atrium Café còn được thưởng thức những đặc sản làm-tại-Bỉ như sô cô la, bánh waffle, các lọai bánh kẹo, bia cho người lớn và sâm-banh không cồn cho trẻ em. Khách có thể thưởng thức rất nhiều món ngon hảo hạng trình bày đẹp mắt qua thực đơn trọn gói gồm 7 món, bắt đầu bằng rau hầm thố với ức bồ câu và sò điệp, măng tây xanh nướng với tôm rồng và mề gà, trứng luộc kiểu Flemish, tiếp đến là súp hàu với thạch giăm bông và rau diếp xoăn của Bỉ, cá mú nướng bơ muối dùng kèm bắp cải mầm vùng Brussel và kem cần tây, thỏ hoặc thỏ rừng nhập từ Bỉ nấu với a-ti-sô vùng Jerusalem, và kết thúc với sô cô la/cà phê/ súp bánh mì gừng, phô mai Bỉ với bia trái cây và trái lê nướng sốt caramen hoặc kem béo.

Ông Casier nói thêm: “Phần lớn người nước ngoài sinh sống tại nước Bỉ ngày nay đều đồng ý rằng Bỉ còn là một trong điều bí ẩn được giữ kín nhất tại Châu Âu. Với vẻ bề ngoài - nét đẹp và sự đa dạng của các danh lam thắng cảnh, những toà nhà lịch sử cũng như tâm tính của con người ở đây, Vương Quốc Bỉ là một quốc gia thâm trầm mà gần gũi. Tôi biết nhiều người Mỹ, Pháp, Anh và ngay cả người Hà Lan đã đồng ý rằng Bỉ là một nơi độc nhất vô nhị.”

Nguồn Gốc Các Món Ăn Giáng Sinh

Bạn thắc mắc tại sao nguời ta lại ăn gà Tây quay hay bánh khúc cây vào Giáng sinh? Nhiều món ăn Giáng sinh bắt nguồn từ các món truyền thống thuộc lễ hội Yule của người Scandinavia cổ hoặc 22-12 để mừng sự trở lại của mặt trời sau một mùa đông dài, giá rét.

Trải qua nhiều thế hệ, các món ăn này được truyền bá khắp nơi và thay đổi cho phù hợp với thói quen ăn uống của từng dân tộc.

Gà Tây quay

Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh về, công quay và đầu lợn rừng cho bữa tiệc Noel.

Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã mang vào tác phẩm kinh điển của mình, A Christmas Carol. Món ăn truyền thống này được truyền sang Úc vào tháng 1- 1788.

Bánh Pudding

Mỗi độ Giáng sinh, trên bàn tiệc nhà nhà không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy.
Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa tổ tiên xưa của chúng. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thả dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.

Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng nếu ăn phải phần bánh mỳ này, họ sẽ gặp may mắn cả năm.

Bánh khúc cây

Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân câu cháy trước lúc kết thúc lễ hội.

Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ. Người ta rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.

Kẹo bạc hà cây

Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình.

Vào thế kỷ thứ XIX, người ta thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo. Rồi mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.